Chống trơn trượt cầu thang để tránh những sự cố là một việc rất cần thiết. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cách chống trượt cầu thang hiệu quả
Nội dung bài viết:
1. Sử dụng vật liệu lát sàn nhám
2. Sử dụng tấm inox chống trượt cho cầu thang
3. Sử dụng dung dịch chống trơn trượt
4. Dùng tấm nhựa chống trơn
5. Sử dụng băng dán chống trơn
6. Dùng sơn epoxy chống trơn trượt cầu thang
7. Dùng nẹp chống trượt cầu thang
8. Xẻ khe chống trơn trượt
9. Dùng gạch chống trơn
10.Mài nhám chống trơn
Cầu thang là nơi thường xuyên di chuyển của mọi người. Và đây là vị trí có nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, việc chống trơn trượt cầu thang để tránh những sự cố không mong muốn là một việc rất cần thiết. Đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ hoặc người già. Hãy cùng Titana theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về những cách chống trượt cầu thang tốt nhất nhé!
1. Sử dụng vật liệu lát sàn nhám
Vật liệu lát sàn nhám là loại vật liệu mà bản thân chúng đã được thiết kế sẵn độ nhám chống trơn cầu thang. Ví dụ như: cầu thang sắt có độ nhám, gạch nhám, sàn nhựa Vinyl…
Ưu điểm: Độ bền chắc chắn cao.
Nhược điểm
- Mất nhiều thời gian thi công.
- Khó thay thế và sửa chữa.
- Khả năng chống trơn trượt cầu thang giảm dần vì vật liệu sẽ bị mòn.
Cách sử dụng
Gắn/lát trực tiếp vật liệu lên bề mặt sàn để chống trơn trượt. Các bước tương tự các vật liệu thông thường.
2. Sử dụng tấm inox chống trượt cho cầu thang
Tấm inox chống trượt được dập các đường gân nổi trên bề mặt với mục đích gia tăng lực ma sát, chống trơn trượt cầu thang. Được làm từ nhiều loại thép khác nhau, phổ biến nhất là inox 201, inox 316, inox 304. Và các gân dập nổi trên bề mặt tấm inox cũng rất đa dạng với độ sâu và độ dày khác nhau.
Ưu điểm
- Inox là loại vật liệu có độ bền và chịu được nhiều tác động từ môi trường xung quanh.
- Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng trong thời gian dài.
- Thiết kế với nhiều mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc đa dạng. Tăng tính thẩm mỹ và thích hợp với nhiều không gian khác nhau.
- Dễ dàng vệ sinh và lau chùi.
Nhược điểm
- Giá thành khá cao bù lại là sự bền bỉ và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.
- Vận chuyển mất nhiều công sức vì inox có khối lượng khá nặng.
Cách sử dụng
Gắn trực tiếp tấm inox lên bề mặt sàn để chống trơn trượt. Các bước tương tự các vật liệu thông thường.
3. Sử dụng dung dịch chống trơn trượt
Dung dịch chống trơn trượt là hóa chất không màu, mùi dễ chịu dùng để tạo lực ma sát giúp chống trơn trượt cầu thang.
Ưu điểm
- Cách sử dụng đơn giản và nhanh chóng.
- Có thể sử dụng cho nhiều loại bề mặt sàn khác nhau.
Nhược điểm
- Không thông dụng.
- Cần chuyên viên thi công chuyên biệt.
- Khả năng chống trơn giảm dần, đặc biệt tại các khu vực ẩm ướt.
Cách sử dụng
- Bước 1: Làm sạch bụi bẩn và lau khô bậc cầu thang.
- Bước 2: Xịt đều dung dịch lên từng bậc và đợi trong vòng 15-20 phút.
- Bước 3: Cuối cùng lau lại cầu thang với nước sạch và lau khô.
4. Dùng tấm nhựa chống trơn
Tấm nhựa trải sàn chống trơn gồm 2 dạng:
- Mỏng, nhiều lông/gai sần và có độ ma sát rất tốt.
- Cứng vuông, có nhiều lỗ giúp nước sẽ rơi xuống dưới sàn, chống trơn trượt cầu thang.
Ưu điểm
- Mức giá rẻ.
- Cách dùng đơn giản.
- Phù hợp với nhiều công trình khác nhau.
Nhược điểm
- Tốn chi phí thay thế nhiều lần do độ bền không cao.
- Cần vệ sinh thường xuyên.
- Không nhiều mẫu mã đa dạng.
Cách sử dụng
Đặt tấm nhựa lên vị trí cần chống trơn là có thể sử dụng được ngay.
5. Sử dụng băng dán chống trơn
Băng dán chống trơn cầu thang có cấu tạo dạng cuộn, mặt ngoài là lớp chống trơn, mặt trong là phần keo dính. Có nhiều màu sắc để tăng khả năng nhận biết của người sử dụng.
Ưu điểm
- Dễ sử dụng.
- Dán được lên nhiều chất liệu khác nhau.
- Màu sắc nổi bật.
Nhược điểm
- Hiệu quả chống trơn thấp
- Dễ bong tróc theo thời gian
Cách sử dụng
Làm sạch bề mặt mũi bậc sau đó dán băng dính lên là xong.
6. Dùng sơn epoxy chống trơn trượt cầu thang
Dùng sơn chống trơn trượt sẽ được bổ sung thêm các hạt nhám (quartz sand). Khi lớp sơn khô sẽ tạo bề mặt nhám chống trơn trượt cầu thang rất chắc chắn và an toàn. Việc dùng sơn epoxy chống trơn có những ưu điểm và nhược điểm sau
Ưu điểm
- Chống trơn trượt cao
- Tuổi thọ cao.
- Không thấm nước
- Màu sơn đa dạng.
Nhược điểm
- Chi phí cao.
- Mất nhiều thời gian để thi công và cần thợ có kinh nghiệm.
- Rất khó thay thế và sửa chữa.
Cách sử dụng
- Bước 1: Đầu tiên làm sạch bề mặt.
- Bước 2: Dùng sơn lót.
- Bước 3: Tiếp đó sơn lớp epoxy thứ 1.
- Bước 4: Chỉnh sửa và chà nhám bề mặt.
- Bước 5: sau đó sơn tiếp lớp epoxy thứ 2.
- Bước 6: Bước cuối cùng là vệ sinh bề mặt.
7. Dùng nẹp chống trượt cầu thang
Nẹp chống trượt cầu thang sẽ được gắn cố định vào vị trí mũi bậc thang để tăng ma sát. Được làm từ nhựa, nhôm, inox hoặc đồng,… Hình dáng đa dạng như chữ V, chữ T, chữ L, chữ F,…
8. Xẻ khe chống trơn trượt
Phương pháp này sẽ sử dụng máy cắt xẻ chuyên dụng để tạo các khe chống trượt cầu thang có chất liệu bằng đá. Tuy nhiên có nhược điểm là:
- Chi phí cao.
- Không cẩn thận sẽ làm gãy, vỡ mũi bậc thang.
- Phương pháp này sẽ làm yếu phần mũi bậc thang.
- Rất dễ bám bụi, đất cát lọt vào từ đó sẽ làm giảm tác dụng chống trơn.
9. Dùng gạch chống trơn
Đây là phương pháp sử dụng gạch chống trơn trượt chuyên dụng với thiết kế các gờ chống trơn trượt cầu thang có sẵn trên mũi bậc.
10. Mài nhám chống trơn
Cách này sẽ sử dụng máy mài để mài một phần mũi bậc, tạo ra độ ma sát để chống trơn cầu thang. Tuy nhiên chi phí cao ,đòi hỏi thợ kỹ thuật có tay nghề cao, việc chống trơn giảm dần theo thời gian trong quá trình sử dụng.
Trên đây top 10 cách chống trơn trượt cầu thang hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất mà Titana chia sẻ đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn có nhu cầu gia công tấm inox chống trượt thì hãy liên hệ ngay với Inox Titana. Chúng tôi sẽ tư vấn và gia công cho bạn tấm inox chống trượt hiệu quả nhất nhé!